Thân chào các bạn!

Trong thời gian vừa qua, có nhiều bạn hỏi về phương pháp quán chữ Lam như thế nào là đúng, chữ Lam theo mẫu tự của bạn đạo Haiha232, rồi chữ Lam theo mẫu tự của Huyền Thanh…Phương pháp nào tốt…?

Các bạn thắc mặc vậy cũng rất đúng. Hiện nay, trên mạng, sách dịch Mật Tông trên các diễn đàn đều in, viết ra rất nhiều kiểu chữ, nhiều phương pháp khác nhau.

Hôm nay, xin chia sẻ lại với các bạn về phương pháp quán chữ Lam của tôi học. Và qua quá trình tu học của mình, trong suốt ba mươi năm qua, điển hình gần đây tôi đã đưa ra phương pháp quán chữ Lam cũng nét chữ phạn linh phù trên Diễn đàn Vutruhuyenbi có rất nhiều vị đã thực hiện theo phương pháp này đem lại những kết quả mỹ mãn. Để chứng minh điều đó, các bạn xem lại trong diễn đàn VTHB phương pháp quán chữ Lam là do tôi chia sẻ lại.

Nét chữ mà quí bạn thấy của Haiha viết đó là mẫu tự do tôi trao cho Haiha. Nó có khác là trên đầu của nó có hình đốm lửa, còn những nét chữ khác kia là có hình tròn. Những cái khác đó thật sự không quan trọng.

Tại sao tôi dùng chữ Lam như vậy? Vì tôi theo sự chỉ dẫn của kinh Mật Tông và do cố Hòa Thượng Thích Từ Huệ đã dạy quán chữ Lam như vậy. Nó được nằm trong một hình tam giác lửa. Bên ngoài bao bọc bởi một vòng tròn cũng phát đầy lửa cháy. Người hành giả quán chữ lam như vậy cho đến khi chữ Lam phát sáng thành lửa cháy. Rồi đưa chữ Lam đó vào trong thân mình. Chữ Lam nằm trong Tam Nguyệt Luân đó lửa cháy càng lúc càng nhiều cho đến khi cháy cả thân ta. Lúc đó, ta nhìn lại thân mình không còn thấy thân mình nữa mà chỉ nhìn thấy toàn là lửa. Lúc đó, hành giả cứ bình tĩnh, tỉnh giác nhìn thấy đám lửa đó có chữ Lam cháy càng lúc càng lớn. Miệng thì cứ đọc “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ Lâm. Úm Lam”. Tai ta nghe tiếng lửa cháy thay vì ở ngoài đời nghe lửa cháy hù hù, bóp bóp thì ngay lúc đó hành giả phải tỉnh táo nghe lửa cháy phát ra âm thanh “Úm Lam…úm lam..lam…lam…”. Miệng thì cứ đọc Thần chú như trên cho đến lúc lửa cháy khắp cả hư không. Thì lúc đó, hành giả được vào “Định” cứ niệm liên tục. Có khi tâm ta muốn nghỉ nhưng tư tưởng vẫn nghe Thần chú lần lấn vào định sâu. Tâm nghe nhẹ nhàng, thoải mái. Nghe “Úm chiết lệ, chủ lệ, chuẩn đề, ta bà ha. Bộ lâm. Úm lam” từng chữ, từng âm một nhẹ nhàng như khi ở ao bát bửu của cõi cực lạc ngồi trên hoa sen mà nghe tiếng nước hảy. Hơi nước bát bửu làm diu mát tâm ta. Lúc đó, lửa cũng trở về một tĩnh thoải mái, mát dịu đưa tâm người vào cõi Định. Thiên đàng, địa ngục ở đâu các bạn nhỉ? Có Thấy chưa các bạn?

Khi lửa cháy như vậy đó, trong kinh bảo rằng Thân lực lửa của Tịnh pháp giới chơn ngôn kia đã thiêu hoại tất cả các nghiệp chướng, tội lỗi của ta để được thanh tịnh. Thần chú này có công năng lớn là làm cho ta thanh tịnh, trong sạch để vào “Định”.

Nếu chúng ta tu như vậy, lấy chữ Lam phát sáng lên trong tâm ta đó. Vẽ, đọc, trì niệm trong nước cho người điên loạn tà ma họ sẽ tỉnh ngay. Còn vẽ, họa trên tượng, ảnh Phật sẽ được trong sạch, thanh tịnh. Dùng năng lực phát sáng của Lam tự kia để phá vỡ những trở ngại ma quái trong tâm linh trong hữu hình rất linh nghiệm.

Hằng ngày trì niệm vào trong nước rải lên trên bàn thờ, linh ảnh gia tiên cũng đem lại lợi ích cho người quá cố. Nếu làm suốt như vậy trong 49 ngày sẽ thấy kết quả hiện thực hay trong điềm mộng.

Hành giả nếu chuyên tu như vậy sẽ đạt được những sự an lạc, hạnh phúc, rất tốt, mau chóng thành đạo quả. Thần chú nào của Chư Phật nói ra cũng rất tốt, cũng đem đến sự an lạc giải thoát cho chúng sanh. Tịnh pháp giới chơn ngôn này cũng nằm trong Ngũ Bộ Chú. Trong Ngũ bộ chú, đều thực hiện theo nghi quỹ hành trì chú Chuẩn đề được hết.

Quí bạn có thể dùng:

– “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ Lâm – Úm xỉ lâm”
– “Úm chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. Bộ lâm – Úm ma ni pap mê hum”

Những nghi thức trì niệm trên, tôi đã có chia sẻ nhiều người tùy theo cơ duyên đều được linh ứng cả.

Đây là một phương pháp quán chữ Lam rất hiệu nghiệm viết ra đây để tùy cơ duyên mà quí bạn đạo hoan hỉ thọ trì, niệm tụng.

Bài này cũng nhằm mục địch trả lời cho các bạn đạo Binem, hungvuong.

Đôi lời mong quí bạn đạo được an lạc, thoải mái trong tu học.

Cư sĩThanh Hùng
Pháp hiệu Chánh Trí

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *